Cách chỉnh sửa tật mút tay của bé

Cách chỉnh sửa tật mút tay của bé

Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc bé

Mút ngón tay biến thành một tật xấu ở bé trên 1 tuổi. Khi phát hiện con cái mút ngón tay, các bậc phụ huynh nên chú ý, kịp thời tiến hành chỉnh sửa. Khi thấy con cái có tật xấu mút ngón tay, cha mẹ không nên mắng hoặc giục ngón tay ra. Biện pháp tốt nhất là dùng các đồ chơi mới hoặc những thứ gây hứng thú cho bé để chuyển sự chú ý của bé, từ từ bé chán dần việc mút ngón tay, như vậy sẽ có thể thay đổi được thói quen xấu của trẻ. Việc uốn nắn cần phải được bắt đầu khi trẻ còn bé.

 
Thèm ăn, thèm uống là một trong những nhu cầu quan trọng của con người, do vậy bạn nên cố gắng đáp ứng nhu cầu này của con trẻ, trong thời kỳ bú sữa mẹ thì cần cho bé bú đủ. Trong hoàn cảnh đặc biệt, sữa mẹ không đủ, hoặc vì yêu cầu công việc của mẹ mà không thể nuôi con bằng sữa mẹ hoặc phải kết hợp cho ăn bằng sữa ngoài mà không đáp ứng được nhu cầu của trẻ thì bé có thể chuyển sang “ăn” ngón tay.
 

Do vậy đối với những bé nuôi bằng sữa ngoài, nên tạo điều kiện nuôi gần giống sữa mẹ, ví như vú mút bằng nhựa nên có nhiều lỗ (giống như vú mẹ), đường kính của núm vú không được quá to hay quá nhỏ, cho bé mút bằng bình, cố gắng không nên cho ăn bằng thìa, thời gian ăn sữa không được ngắn quá. Khi bé được 5-6 tháng, răng dưới đã có thể nứt lợi chồi lên. Khi mọc răng bé thường có biểu hiện thèm ăn mới, thích cắn đầu ti mẹ, cắn đồ chơi hoặc thức ăn… Khi đó, người mẹ kịp thời cho bé ăn chuối, bánh quy… để bé dùng lợi và răng mới mọc để cạo, cắn, xé, nếm thử đồ ăn mới.
 
Cai sữa cần phải tiến hành từ từ, không phải 1, 2 ngày là cai được hoàn toàn mà cần có một quá trình. Qúa trình này chủ yếu là việc trẻ phải từ bỏ thói quen bú mẹ, để làm được điều này trước hết bạn cần cho bé ăn bổ sung các thức ăn thay thế sữa mẹ, cho bé làm quen với các cách ăn khác việc rúc miệng vào ti mẹ.
 
Cách tốt nhất là chuyển dần trọng tâm chú ý của trẻ. Có thể lấy các đồ chơi, tranh ảnh mà bé thích để thu hút sự chú ý của bé. Khi bé có các đồ chơi tranh ảnh thú vị, tay chân bé bận chơi, mắt bé bận xem, bé sẽ quên mất việc mút mát ngón tay mình.
 
Cần cho bé tiếp xúc nhiều với bạn bè, chơi đùa vui vẻ cũng rất có hiệu quả trong phân tán sự chú ý vào ngón tay của bé. Lấy các hoạt động phong phú, vui vẻ để thay thế thói quen cố hữu, bé dần dần có thể bỏ hẳn được tật xấu này.
 
Nếu phát hiện thấy trẻ ít mút ngón tay hơn, móng tay mới mọc ra, bố mẹ phải kịp thời khen thưởng, giúp bé càng nhanh chóng từ bỏ thói quen xấu này.

 
Dr. Mirian Stoppard


 
Mom Care: Dịch vụ chăm sóc sau sinh tại nhà chuyên nghiệp ở TPHCM