Cách chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh

Cách chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh

Chia sẽ kinh nghiệm chăm sóc sau sinh

Bé mới sinh, đặc biệt là các bé được bú bằng sữa mẹ thường rất khỏe trong các tuần đầu. Nhưng vì hệ miễn nhiễm cũng như nội tạng chưa phát triển hoàn toàn nên bé rất dễ bị đau ốm.

Vàng da ở bé sơ sinh

Rất thường xảy ra, da và mắt của bé trở nên vàng do có quá nhiều sắc tố mật bilirubin trong máu. Bilirubin một sắc tố màu vàng là một sản phẩm phụ của sự hủy diệt các hồng cầu nguyên thủy, thường gặp ở bé sơ sinh.
Bé vàng da rất rõ vào ngày thứ hai hoặc thứ ba sau khi sinh và kéo dài khoảng 7 đến 10 ngày. Trong thời gian này gan của bé cũng được phát triển đầy đủ nên có thể hấp thụ được các sắc tố mật thừa ra tạo nên do các hồng cầu bị hủy. Chứng này thường tự hết mà không cần điều trị, nhưng nếu lượng hắc tố mật bilirubin lên cao thì bé phải cần đến quang trị liệu; đèn tử ngoại được điều chỉnh cẩn thận để chiếu xuyên qua da làm các sắc tố rubin biến thành những chất tan trong nước để thải qua nước tiểu.

Tiêu chảy và ói

Những trường hợp đau bụng và tiêu chảy nhẹ có thể chóng qua, nhưng hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh rất yếu và dễ bị tổn thương. Những bé bú bằng sữa mẹ ít bị nhiễm trùng đường ruột hơn các bé bú sữa pha vì sữa mẹ có chứa các chất kháng thể để chống bệnh. Tuy nhiên tất cả các bé đều có thể mắc phải các bệnh này.
Nếu bé ói ra tất cả các thức ăn kéo dài 6 giờ hoặc đi tiêu chảy thường xuyên với phân xanh lỏng và nước, bạn phải đưa cháu đi bác sĩ ngay.

Mất nước

Nguy hiểm lớn nhất khi bé bị ói và đi tiêu chảy thường xuyên là bị mất nước do các chất lỏng bị tống xuất ra ngoài. Các triệu chứng của bệnh là khô miệng, mắt lõm, mỏ ác lõm xuống bất thường, dễ nổi quạo, bị hôn mê và bỏ bú. Không nên xem thường các triệu chứng này mà phải đưa bé đi bác sĩ ngay.

Táo bón

Khi bú sữa mẹ bé sẽ ít bị táo bón vì sữa mẹ rất dễ tiêu, kích thích nhu động ruột hoạt động dễ dàng. Bú sữa pha, bé rất dễ bị táo bón vì thiếu nước. Khi bé bú bình không đi tiêu trong một hay hai ngày hoặc đi tiêu phân cứng thì bạn phải cho bé uống thêm nước giữa các bữa bú để bù vào lượng nước bị thiếu hụt. Nếu đã cho bé uống nước mà không thấy phân mềm hoặc không thấy đi tiêu thường hơn, bạn phải cho bé uống nước trái cây pha loãng ngày 2 lần để giúp làm lỏng phân. Nếu các giải pháp trên không thành công thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa.


 


Vấn đề tiết niệu

Táo bón rất dễ điều trị nên thường không có gì phải lo lắng. Nhưng bé bắt đầu đi tiểu bất thường thì đây là dấu hiệu của sốt hoặc hệ tiết niệu đã bị nhiễm trùng hay bị nghẽn. Nếu thấy tã bé không bị ướt trong một, hai giờ, hãy cho bé uống nhiều nước. Nếu hai giờ sau mà bé vẫn không đi tiểu thì phải liên lạc với bác sĩ để tham khảo ý kiến.
Nếu nước tiểu của bé đậm đặc và sẫm màu thì đây là dấu hiệu của thiếu nước. Cho bé uống thêm nước giữa các bữa bú. Nếu việc này không đem lại kết quả, hệ tiết niệu của bé có thể bị nhiễm trùng và cần phải điều trị. Bạn nên đưa bé đến bác sĩ.

Sốt

Khi bé lên cơn sốt, có nghĩa là cơ thể của bé đang chiến đấu chống lại sự nhiễm trùng. Hệ miễn nhiễm của bé bắt đầu hoạt động mạnh. Nếu bạn nghi bé bị sốt, hãy đo nhiệt độ của bé. Sau đó 20 phút, kiểm tra lại nhiệt độ xem có thay đổi không. Bạn nhớ ghi lại mỗi lần đo. Nếu thân nhiệt tăng chút ít và bé ở tình trạng bình thường, không có các triệu chứng khác thì bé chỉ bị nhiễm trùng nhẹ và bệnh sẽ qua khỏi trong 1, 2 ngày. Tuy nhiên bạn cũng đưa bé đến bác sĩ. Nếu nhiệt độ tăng lên 1 độ c hoặc hơn mà bé lại nóng và uể oải, kèm theo các triệu chứng khác như hôn mê, ói mửa hoặc tiêu chảy, bạn phải đưa bé đến bác sĩ ngay, không được chậm trễ.

Viêm tai

Các bé thường hay bị cảm lạnh nên dễ dẫn đến nhiễm trùng tai, chính xác hơn là viêm tai giữa. Vi khuẩn di chuyển dọc theo vòi Eustache (vòi này nối liền sau cổ họng với tai giữa và có nhiệm vụ làm cân bằng áp suất của tai) vào bên trong tai giữa. Bé thường nằm cả ngày nên giúp cho các vi khuẩn di chuyển dễ dàng bên trong vòi Eustache và làm viêm nhiễm nội của vòi này và sau đó chúng tiến về phía tai giữa, sinh sôi nảy nở ở đây.
Các triệu chứng của bệnh gồm; sốt, tiêu chảy, khóc vô cớ và chảy mủ tai. Nên gọi bác sĩ ngay để khám và chuẩn đoán bệnh cho bé để biết chắc có bị viêm màng não hay không vì bệnh này cũng có các triệu chứng tương tự. Bệnh viêm tai phải điều trị bằng thuốc kháng sinh. 

 

Dr. Mirian Stoppard